Bánh xe nâng điện đứng lái (bánh lái) 380x145mm, 360x165mm

130.000 145.000 

Cung cấp bánh xe nâng điện đứng lái (bánh lái) kích thước 380x145mm, 360x165mm… Nhận gia công, bọc bánh xe nâng điện bằng nhựa PU chống mài mòn và chịu lực cực tốt. Xe nâng điện sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến bánh xe bị mài mòn, ma sát giảm. Việc di chuyển và vận hành xe nâng sẽ gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Lúc này bánh xe nâng cần được thay mới hoặc bọc bánh xe nâng để giảm xóc. Việc bọc bánh vừa giúp giảm xóc, giảm chấn, chịu mài mòn tốt và chịu tải trọng cao mà lại tiết kiệm chi phí.

Vật liệu: Nhựa PU
Màu sắc: Đỏ, Vàng
Chịu hóa chất: Axit, Hóa chất Xeton, Khí gas, Kiềm
Chịu nhiệt: 90 độ
Đặc tính: Cách điện, Chịu va đập, Nhựa mềm
Vận chuyển: Tính phí dựa trên đơn hàng

Cung cấp bánh xe nâng điện đứng lái (bánh lái) kích thước 380x145mm, 360x165mm… Nhận gia công, bọc bánh xe nâng điện bằng nhựa PU chống mài mòn và chịu lực cực tốt. Xe nâng điện sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến bánh xe bị mài mòn, ma sát giảm. Việc di chuyển và vận hành xe nâng sẽ gây nhiều khó khăn cho người sử dụng. Lúc này bánh xe nâng cần được thay mới hoặc bọc bánh xe nâng để giảm xóc. Việc bọc bánh vừa giúp giảm xóc, giảm chấn, chịu mài mòn tốt và chịu tải trọng cao mà lại tiết kiệm chi phí.

Xe nâng điện đứng lái bao gồm 3 loại bánh: Bánh tải, bánh lái và bánh cân bằng. Thông thường, các loại bánh này được làm bằng hai loại chất liệu cao su hoặc nhựa PU. Trong đó bánh lái là 1 bánh lớn nhất và có nhiều chức năng nhất và cũng chịu nhiều lực nhất. Bánh lái thường có đường kính khoảng 360-380mm tùy xe. Bánh lái vừa phải chịu trọng lực từ đối trọng và ắc quy, vừa phải chịu lực ép theo phương ngang khi xe vào cua, vừa phải chịu lực di từ mo men xoắn do bánh lái cũng là bánh dẫn động duy nhất trên xe điện. Chính vì thế bánh lái là bộ phận dễ bị mài mòn và hư hỏng nhất.

Đặc điểm của Bánh xe nâng điện đứng lái

  • Bánh xe nâng điện đứng lái chất liệu PU chịu được tải trọng lớn, độ bền cao. Nhất là các bánh xe chủ động của xe nâng (luôn quay vòng 360 độ, nếu bánh xe bọc pu không bền thì sẽ dễ bị bong keo)
  • Bánh xe nâng điện chịu tải nhựa PU có khả năng chịu dầu, nước, oxy hóa và chịu được nhiều loại dung môi hóa chất công nghiệp.
  • Bề mặt bánh xe nhẵn không tì vết. Độ bám dính chất liệu PU với gang, sắt, thép rất tốt nên không lo phần lốp PU và mâm xe bo tách nhau.
  • Bánh xe nhựa PU sẽ không gây trầy mặt sàn dù đang phải chịu tải nặng.
  • Độ đồng tâm của bánh xe bọc nhựa pu được đảm bảo để bánh xe chạy êm không bị xóc nảy

Khi nào cần thay thế bánh lái xe nâng điện?

Xe nâng điện đứng lái được sử dụng rất phổ biến trong các công ty, xí nghiệp, dùng để vận chuyển hàng hóa, giải phóng sức lao động cho con người. Với một chiếc xe nâng thì nhiệm vụ chính là di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác với trọng lượng hàng hóa lớn, chính vì thế bánh xe là bộ phận quan trọng nhất. Bánh xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với các bề mặt nền và phải chịu sức ép lớn khi vận chuyển, nâng hàng hóa với trọng tải nặng nên sau một thời gian sẽ xuống cấp và hư hỏng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Sau một thời gian dài sử dụng, dưới tác động của nhiều yếu tố như môi trường, nhiệt độ hoặc sức ép của hàng hóa khiến bánh xe nâng điện bị hỏng và xuống cấp. Có thể là lớp bọc nhựa PU của bánh xe sẽ bị bong ra hoặc lõi thép bị biến dạng, móp méo. Để xe hoạt động tốt, tăng độ ma sát thì sẽ cần thay thế bánh xe mới hoặc bọc lại lớp nhựa Pu cho bánh xe. Lớp nhựa Pu mới có độ ma sát tốt, chịu lực tốt giúp bánh xe có độ bám với mặt đường hay mặt sàn tốt hơn. Đồng thời giúp tăng khả năng chịu lực cho xe nâng, giúp bánh lái luôn được giữ thăng bằng.

Các phương án thay thế bánh xe nâng điện đứng lái (bánh lái)

Khi bánh xe nâng điện chịu tải của bạn bị hư hỏng và cần thay thế phụ tùng, tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng và khả năng tài chính mà chúng tôi sẽ đưa ra phương án thay thế phù hợp cho quý khách. Có thể lựa chọn 2 phương án sau:

  • Phương án 1: Thay mới toàn bộ bánh xe bao gồm cả lõi và lớp cao su nhân tạo bên ngoài. Trong trường hợp bánh xe bị hư hỏng nặng cả phần lõi sắt thì nên thay mới toàn bộ.
  • Phương án 2: Giữ nguyên lõi sắt, bọc lại lớp nhựa PU. Nếu bánh xe nâng chỉ bị hư hỏng phần lớp bọc nhựa PU thì chỉ cần bọc lại PU cho bánh xe, vừa hiệu quả lại tiết kiệm chi phí.

Một số lưu ý khi bọc lại bánh lái xe nâng điện đứng lái

– Khách hàng cần kiểm tra kích thước cụ thể của từng loại bánh xe nâng điện trước khi yêu cầu bọc lại lô PU.

– Đo tình trạng còn lại của các bánh để tính toán xem mức độ bọc PU như nào. Tránh trường hợp bánh mòn ít mòn nhiều làm kênh xe

– Thông thường, nếu bọc lại PU bánh lái thì tối thiểu cũng nên bọc PU bánh tự do (còn gọi là bánh cân bằng). Tốt nhất là bọc lại cả bộ.

Thời gian cung cấp, bọc Pu bánh lái xe nâng điện

Nếu quý khách có nhu cầu thay mới hoặc bọc lại Pu cho bánh lái xe nâng điện, vui lòng liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi báo giá và hoàn thành đơn hàng trong thời gian nhanh nhất. Thời gian thực hiện đơn hàng thường trong vòng từ 7 tới 10 ngày tùy theo số lượng sản phẩm, và chủng loại.

Ngoài cung cấp bánh xe nâng điện nhựa PU, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm bánh xe bọc cao su, nhựa PAnhựa PP PE, nhựa PVC… theo yêu cầu của khách hàng. Vui lòng liên hệ để được tư vấn sản phẩm phù hợp.

Ảnh sản phẩm bánh xe nâng điện đứng lái

Thông tin bổ sung

Trọng lượng 2 kg
Kích thước 380 × 145 × 193 mm
Vật liệu

Nhựa PU

Kích thước

360x165mm, 380x145mm

Màu sắc

Đỏ, Vàng

Chịu hóa chất

Axit, Hóa chất Xeton, Khí gas, Kiềm

Chịu nhiệt

90 độ

Đặc tính

Cách điện, Chịu va đập, Nhựa mềm

Vận chuyển

Tính phí dựa trên đơn hàng